CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG 

Mục tiêu tổng quát (Program Education Objectives)

Theo định hướng nghiên cứu
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng theo định hướng nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý xây dựng, đồng thời cung cấp cho người học phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc trong lĩnh vực quản lý xây dựng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo định hướng ứng dụng
Chương trình đào tạo thạc sĩ  ngành Quản lý Xây dựng theo định hướng ứng dụng tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng nhằm mục tiêu giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Quản lý xây dựng; kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện, tổ chức thực hiện các công việc phức tạp thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng cung cấp các phương pháp về nghiên cứu khoa học để học viên có thể trở thành các giảng viên hoặc nghiên cứu viên trong các trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý xây dựng.

Đối tượng tuyển sinh

Thông báo Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2020 - Khóa 42 - ĐHBK

Người dự tuyển đã có bằng Đại học với chuyên ngành tốt nghiệp ngành đúng, phù hợp hoặc ngành gần hoặc ngành khác với ngành Quản lý Xây dựng; Mức độ “đúng, phù hợp”, “gần” và “khác” với chuyên ngành Quản lý Xây dựng của các đối tượng tham gia dự tuyển được định nghĩa cụ thể như sau:

Danh mục các ngành đúng, phù hợp của chương trình đào tạo bậc đại học (TS1)

STT Mã ngành Tên ngành Ghi chú
1 7580301 Kinh tế Xây dựng  
2 7580302 Quản lý Xây dựng  

 

Danh mục các ngành gần của chương trình đào tạo bậc đại học (TS2)

STT Mã ngành Tên ngành Ghi chú
1 7510102 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng  
2 7510103 Công nghệ kỹ thuật xây dựng  
3 7510104 Công nghệ kỹ thuật giao thông  
4 7580201 Kỹ thuật xây dựng  
5 7580202 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy  
6 7580203 Kỹ thuật xây dựng công trình biển  
7 7580205 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông  
8 7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng  

 

Danh mục các ngành khác của chương trình đào tạo bậc đại học (TS3)

STT Mã ngành Tên ngành Ghi chú
1 7580101 Kiến trúc  
2 7580102 Kiến trúc cảnh quan  
3 7580104 Kiến trúc đô thị  
4 7580105 Qui hoạch vùng và đô thị  
5 7580106 Quản lý đô thị và công trình  
6 7510101 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc  
7 7510105 Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng  
8 7580211 Địa kỹ thuật xây dựng  
9 7580212 Kỹ thuật tài nguyên nước  
10 7580213 Kỹ thuật cấp thoát nước  

Các trường hợp khác liên quan đến kiến trúc và xây dựng, thí sinh phải nộp bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm để hàng năm Hội đồng Khoa học Khoa Quản lý Dự án xem xét trình Hiệu trưởng quyết định nội dung kiến thức học bổ sung. Phòng đào tạo và Khoa Quản lý Dự án tổ chức học và đánh giá kết quả phần nội dung kiến thức học bổ sung trước khi dự thi.

Quy định về kinh nghiệm nghề nghiệp, điều kiện dự tuyển

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng theo 2 định hướng như sau:

  • Đối với thạc sĩ nghiên cứu: người tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay. Trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm công tác trong lĩnh vực phù hợp.
  • Đối với thạc sĩ ứng dụng: không yêu cầu về thâm niên công tác. Tuy nhiên, thí sinh phải có ít nhất quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

 

Phân loại đối tượng tuyển chọn

  • Không phân biệt thí sinh tốt nghiệp từ Đại học Công lập hay Đại học Dân lập.
  • Người dự thi phải có đủ sức khỏe để học tập.
  • Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Đại học Đà Nẵng.
  • Nếu thí sinh đang công tác tại một cơ quan hoặc doanh nghiệp thì phải có xác nhận của cơ quan cho phép dự tuyển.
  • Đối tượng và chính sách ưu tiên theo điều 9 của TT 15/2014/TT-BGDĐT.
  • Đối với thí sinh thuộc nhóm ngành gần, ngành khác phải học bổ sung các học phần theo Bảng 01.

 

Bảng 01. Danh mục các học phần bổ sung của CTĐT Thạc sĩ

SST Mã học phần Tên học phần Tín chỉ
TS2 Đối tượng thí sinh thuộc nhóm ngành gần
1 118xxx

Kinh tế đầu tư

(Economic Investment)

03
2 118xxx

Kỹ thuật và Tổ chức xây dựng

(Engineering and Construction Organization)

03
TS3 Đối tượng thí sinh thuộc nhóm ngành khác
1 118xxx

Kinh tế đầu tư

(Economic Investment)

03
2 118xxx

Kỹ thuật và Tổ chức xây dựng

(Engineering and Construction Organization)

03
3 118xxx

Ước tính chi phí xây dựng

(Construction Cost Estimation)

03

Đối với các trường hợp thí sinh tốt nghiệp đại học thuộc các chuyên ngành gần, khác với ngành đề nghị đào tạo (Bảng 01), Hội đồng Khoa học khoa Quản lý Dự án xem xét trình Hiệu trưởng quyết định nội dung kiến thức học bổ sung, thí sinh phải học 4-5 học phần bổ sung trong khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kinh tế Xây dựng của Khoa Quản lý Dự án, trường Đại học Bách khoa, ĐHĐN.

Hồ sơ Đăng ký dự thi

  • Đơn đăng ký dự thi;
  • Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm;
  • Sơ yếu lý lịch (trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
  • Giấy khám sức khỏe (trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);
  • Minh chứng miễn thi ngoại ngữ hợp lệ (nếu có);
  • Minh chứng ưu tiên hợp lệ (nếu có);
  • Các giấy tờ hồ sơ minh chứng khác;
  • Minh chứng nộp lệ phí dự thi.

 

Nội dung tuyển sinh

Tuyển sinh theo đúng quy định chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Đại học Đà Nẵng. Người dự thi tuyển phải qua kỳ thi tuyển do Đại học Đà Nẵng tổ chức theo chương trình và chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cụ thể hàng năm.
Các môn thi tuyển:

  • Môn 1 (Ngoại ngữ): Anh, Nga, Pháp, Trung
  • Môn 2 (Chủ chốt): Kinh tế Đầu tư
  • Môn 3 (Cơ sở ngành): Kỹ thuật và Tổ chức xây dựng

Hình thức thi tuyển: Thi trắc nghiệm thời gian 90 phút, Thi tự luận thời gian 150 phút, Thi vấn đáp/ phỏng vấn.

Chương trình Đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý Xây dựng - Mô tả chương trình đào tạo 

Danh mục các học phần bổ sung

Đối với đối tượng tuyển sinh thuộc nhóm ngành TS2 và TS3, các thí sinh phải học thêm một số học phần bổ sung trước khi bắt đầu học chương trình đào tạo chính. 

Phần Nội dung đào tạo Đối tượng TS1 Đối tượng TS2 Đối tượng TS3
1 Học phần bổ sung Không phải học bổ sung Học bổ sung theo Bảng 01 Học bổ sung theo Bảng 01
2 Kiến thức chung 3-4 tín chỉ.
Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Tổng thời lượng 26-27 tín chỉ, trong đó: số tín chỉ tự chọn yêu cầu tối thiểu là 30%, tương ứng với 13,5 tín chỉ.
3 Luận văn Thạc sĩ Thời lượng 15 tín chỉ cho cả hai định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.

 

Khung chương trình đào tạo theo định hướng NGHIÊN CỨU

 

Khung chương trình đào tạo theo định hướng ỨNG DỤNG

 

Điều kiện tốt nghiệp 

  1. Thời gian đào tạo cho cả hai định hướng: Đối với thạc sĩ nghiên cứu, đào tạo theo hình thức học tập trung toàn thời gian; đối với thạc sĩ ứng dụng, đào tạo theo hình thức tập trung không liên tục tại sơ sở đào tạo từ 1,5 đến 2 năm.
  2. Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ;
  3. Đảm bảo tổng số tín chỉ toàn khóa là 45 tín chỉ của chương trình đào tạo như sau: Kiến thức chung với thời lượng 3 tín chỉ; kiến thức cơ sở và chuyên ngành có tổng thời lượng 26-27 tín chỉ (với số tín chỉ tự chọn yêu cầu của chương trình đào tạo là tối thiểu 30%, tương ứng với 13,5 tín chỉ); và Luận văn thạc sĩ với thời lượng 15 tín chỉ.
  4. Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn (theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 14 của QĐ 598/2016/QĐ-ĐHBK);
  5. Bảo vệ luận văn tốt nghiệp cao học đạt yêu cầu.

Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng, người học được đào tạo có thể đảm nhiệm được các công việc tại các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp sau:

  • Chuyên viên làm việc độc lập, hoặc phụ trách các nhóm chuyên viên thực hiện công tác quản lý và triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến chuyên ngành như: Quản lý xây dựng cơ bản, Ban quản lý các khu công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế, các nhà máy xí nghiệp... và các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
  • Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tổ chức và triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng nói chung và lĩnh vực Quản lý dự án công trình xây dựng nói riêng.
  • Tham gia giảng dạy, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
  • Chuyên gia làm việc trong các chương trình và dự án quốc tế.

Các lĩnh vực công tác có thể phân chia theo từng lĩnh vực/đơn vị như sau:

Công việc tại chủ đầu tư

  • Bộ phân lập kế hoạch, sắp xếp nguồn vốn.
  • Bộ phân quản lý quá trình thực hiện dự án.
  • Bộ phận thẩm định dự án, cho vay.
  • Bộ phận định giá

Công việc tại các doanh nghiệp xây lắp

  • Bộ phận lập hồ sơ dự thầu.
  • Bộ phận lập dự án đầu tư.
  • Bộ phận quản lý tại công trường: Kiểm soát khối lượng, kiểm soát chi phí, thanh quyết toán, điều hành tổng thể dự án.

Công việc tại các đơn vị tư vấn

  • Bộ phận lập dự toán, thẩm định dự toán.

Bộ phận lập dự án đầu tư

  • Bộ phận tư vấn quản lý dự án.
  • Bộ phận kiểm toán xây dựng cơ bản.
  • Bộ phận thanh quyết toán.

Công việc tại các sở ban ngành:

  • Bộ phận quản lý xây dựng tại Ủy ban nhân dân thành phố, Quận, Huyện.
  • Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải.
  • Sở Kế hoạch Đầu tư.
  • Sở Tài nguyên và Môi Trường
  • Ban Quản lý dự án.
  • Bộ phận quản lý dự án của các sở, ban ngành khác.

Công việc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Cách thức đăng ký dự thi

  • Thí sinh vào link đăng ký nguyện vọng học gửi về khoa QLDA: http://bit.ly/fpmcaohoc
  • Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên trang Tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng tại địa chỉ: http://ts.udn.vn/, mục “Đăng ký trực tuyến”.
  • Sau khi đăng ký trực tuyến xong, thí sinh in phiếu ra để nộp.

Thời gian đăng ký dự thi: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 13/11/2020.    

Địa điểm nộp hồ sơ

  • Phòng Đào tạo, (A123, Khu A), Trường Đại học Bách khoa; Số 54, Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng; ĐT: 0236. 3733591
  • Ban Đào tạo, Đại học Đà Nẵng; Số 41, Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng; ĐT: 0236. 3832552.

Link website ĐHĐN: Thông báo tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ khóa 42 - năm 2020.

Lệ phí đăng ký dự thi: 100.000 đồng/thí sinh/hồ sơ;

Lệ phí dự thi: 900.000 đồng/thí sinh. Các thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ sẽ được Đại học Đà Nẵng hoàn trả vào buổi tập trung dự thi.

Thời gian Thi tuyển và Nhập học

Học phí (updated): 33.450.000 VND/Học viên/Toàn Khóa

Hotline tư vấn: 091.4048893